Nguồn gốc
Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển….
Hàu cũng được coi là một loại hải sản sống dưới nước. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, mg, canxi,… Hàu có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng lọc tạp chất từ nước và là nguồn thực phẩm cho cộng đồng dân cư ven biển.
Lợi ích từ Hàu
Thịt hàu sống là một thực phẩm rất giàu chất bổ và kích thích tố, đặc biệt là chứa nhiều kẽm. Hàu biển là loại đồng vật giàu kẽm nhất
Thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
Ngoài ra, nhờ Hàu rất giàu chất kẽm nên đây là “chiến sĩ” phục hồi làn da tích cực. Kẽm giúp tạo collagen, một chất quan trọng trong thành phần cấu trúc của da đẹp. Kẽm có tính chất chống oxy hóa, là một chất dinh dưỡng bảo vệ các tế bào.Kẽm cũng giúp duy trì móng tay, da đầu và tóc khỏe mạnh, giúp bảo vệ thị giác. Bằng chế độ ăn uống giàu kẽm các chị em có thể giải tỏa được vấn đề nếp nhăn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào mỹ phẩm
Hàu được chế biến thành một số món ăn ngon như: Hàu chấm mù tạt, Hàu nướng trui, Hàu nướng mỡ hành, Hàu nướng bơ, Hàu nấu cháo, gỏi hàu… Nhưng ngon và đậm đà nhất phải kể đến món Hàu nướng trứng.
Hàu còn được dùng để chữa bệnh
Theo Đông y, vỏ hàu vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, vào kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau. Thịt hàu vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ áp, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn
Chữa mồ hôi trộm, nổi hạch: mỗi ngày uống 8g bột vỏ hàu với nước ấm, có thể phối hợp với lá dâu non làm thành viên. Dùng nhiều ngày.
Chữa đau dạ dày, ợ chua: bột vỏ hàu sông 8g, bột cam thảo 8g trộn đều, uống với nước ấm. Dùng nhiều ngày.
Chữa tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, suy gan:
Mẫu lệ sông 12g, giả thạch sống 12g, ngưu tất 12g, long cốt sống 12g, quy bản sống 12g, mạch nha 12g, nhân trần 12g, bạch thược 20g, huyền sâm 16g, thiên môn 12g, xuyên luyện tử 12g, đương quy 12g, cam thảo 4g.
Thịt hàu sông 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g. Tất cả làm sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu nhừ thành cháo, chia ăn hai lần trong ngày.
Trị chứng gan lách sưng to: mẫu lệ 12g, táo nhân 12g, đan bì 12g, quy vĩ 12g, trạch lan 12g, xuyên sơn giáp 6g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống.
Chữa đái dắt, đái són: bột vỏ hàu sông 40g nhồi vào bong bóng lợn rồi nấu nhừ. Bỏ bột vỏ hàu, thái nhỏ, ăn trong ngày.
Chữa ngọc hành sưng đau ở trẻ em: vỏ hàu nung đỏ, tán bột trộn với đào nhân giã nát (lượng bằng nhau) thêm nước thành bột nhão, đắp.
Chữa mộng tinh, di tinh: vỏ hàu sông đã chế biến 50g, lộc giác sương 50g. Hai vị trộn đều, tán nhỏ, uống ngày 8 – 16g với nước sắc dây tơ hồng 30g.
Chữa khí hư: vỏ hàu sông đã chế (40g), phèn chua phi 40g tẩm đồng tiện, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 4g.
Kiêng kỵ: Những người có chứng hư hàn không được dùng thịt hàu sống
Đánh giá
Chưa có đánh giá