Vai Cừu có xương đông lạnh
Vai cừu Úc có xương được cắt từ cổ đến sau bả vai cừu, xuống dưới khớp xương chân trước của cừu. Có nhiều loại vai cừu khác nhau, chẳng hạn để nguyên cả chân trước bao gồm cả bắp cừu Úc, hoặc cắt gọn không bao gồm bắp chân trước. Đối với sản phẩm vai cừu Úc có xương loại cắt gọn được khách hàng ưa chuộng hơn, dễ sử dụng.Khách hàng lựa chọn loại có dính bắp cừu trước, vì loại này giá thành rẻ hơn, bù lại nó khó chế biến hơn. Thông thường vai cừu muốn chế biến một món gì phải được dùng máy cắt để cắt, do có thịt và xương lẫn lộn nên việc cắt bằng tay rất khó, không ra được miếng thịt cừu như ý. Vai cừu đông lạnh nhập khẩu có xương khác vai cừu đông lạnh nhập khẩu không xương. Nếu ở vai cừu không xương người ta lọc hết xương thì ở vai cừu có xương là còn nguyên một mảng thịt xương lớn. Trong phần thịt vai cừu có dính một ít sườn cừu, người ta gọi là sườn vai. Một số quán nhậu thường hay sử dụng sản phẩm này để làm sườn chìa để giảm chi phí, vì giá rẻ. Vai cừu tuy có xương phân bố không theo trật tự nhưng lại nhiều thịt hơn.
Người ta dùng máy cưa thịt chuyên dụng để cắt vai cừu có xương, cho ra lát cắt đẹp, dễ chế biến. Lát cắt của vai cừu dùng trong các món nướng thường có độ dày từ 0.8cm đến 1cm.
- Đặc điểm:
Vai cừu có xương New Zealand là phần thịt nằm ở bẹ vai cừu kéo dài xuống chân trước, được cắt tỉa gọn gàng theo hình chữ nhật, có khối lượng trung bình từ 1,8kg đến 2,5kg. Phần thịt này có xương vai nằm gọn trong thớ thịt, xương nhỏ chiếm tỉ trọng từ 5% đến 8%
Sườn vai cừu có xương là bộ phận được vận động khá nhiều, thế nên, chúng sẽ dai, đậm đà và có nhiều gân, mỡ, xương hơn hẳn những phần khác. Ưu điểm của sườn vai cừu có xương là giữ được hương vị nguyên vẹn, dễ chế biến hơn và đặc biệt rất phù hợp với những người muốn trải nghiệm cảm giác giòn, dai, chắc rắn của bộ phận này.
- Chế biến:
Vai cừu có xương được cắt lát mỏng từ 1cm- 1.5cm để nướng dành cho BBQ, nhà hàng nướng, hoặc có thể cắt thành những khối thịt nhỏ để nấu lẩu cừu, hầm canh.
Thịt cừu chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là protein rất cao, nhiều axit béo, rất tốt cho người lớn tuổi và vận động viên thể hình, vì làm duy trì và săn chắc cơ bắp.
Thịt cừu giàu chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Vai cừu có xương là một bộ phận từ thịt cừu đông lạnh nguyên con có xương. Một trong những ưu điểm của dòng sản phẩm này là có độ mềm ngọt và béo ngậy, sở hữu hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú, đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ cho việc chữa bệnh cao.
Nguồn dinh dưỡng từ Vai cừu có xương
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thịt cừu được xem là nguồn cung cấp rất tốt về chất sắt. Bởi lẽ, chất sắt ở bên trong thịt vốn nằm ở dạng Heme, đây là một dạng mà cơ thể con người có thể hấp thu dễ dàng nhất.
Gíup cơ thể cải thiện vấn đề đưa oxy đến các cơ, đồng thời bổ sung năng lượng và hỗ trợ cao cho khả năng ghi nhớ, tập trung của não. Vai cừu có xương đặc biệt rất thích hợp với các đối tượng sử dụng là phụ nữ và những người thiếu máu.
Ở những nơi có thời tiết giá lạnh, vai cừu có xương chính là loại thực phẩm có tác dụng giữ ấm cho cơ thể rất cao nhờ tính nóng của chúng. Ngoài công dụng bổ thận, tráng dương, dòng sản phẩm này còn có đóng góp vai trò trong vấn đề tiêu hóa và hỗ trợ dạ dày rất tốt.
Các món ăn chế biến từ Vai cừu có xương
Vai cừu có xương phù hợp với các món như Vai cừu sốt táo đỏ, vai cừu nướng tỏi, vai cừu xào sả,…
Một số lưu ý khi sử dụng Vai cừu có xương
Tuy vai cừu có xương vốn có những ưu điểm không thể phủ nhận, thế nhưng, để có thể phát huy hết các tác dụng của mình, người dùng cần lưu ý tránh những điểm như sau:
- Đối với những người đang có các chứng bệnh về ho, khó tiêu, viêm khớp hay Eczema đặc biệt phải chờ đến khi chữa hết hoàn toàn mới được sử dụng vai cừu có xương, bởi vì chúng có thể gây ra tình trạng bệnh cao hơn sau khi sử dụng.
- Hàm lượng Purines trong thịt vai cừu có xương là 182 mg/100 gram. Đây là một chỉ số khá cao, không thích hợp với những đối tượng đang mang trong người căn bệnh Gout.
- Có thể gọi trà chính là kẻ thù không đội trời chung của thịt cừu. Trà có chứa Axit Tannic, thịt cừu lại vốn rất giàu Protein. Vì vậy, khi ăn thịt cừu và uống trà, cơ thể sẽ sinh ra chất Protein Axit Tannic làm giảm nhu động ruột, độ ẩm của phân, từ đó rất dễ sinh ra chứng táo bón cho người sử dụng.
- Những thực phẩm có tính hàn cao như dưa hấu hay có tính nhiệt cao như sầu riêng, bí ngô,…thường được khuyên là tránh dùng chung với thịt cừu. Bởi lẽ, chúng đều sẽ gây ra các tác dụng bất lợi cho cơ thể, có thể làm giảm bớt ưu điểm giữ ấm, cản trở chức năng của lá lách, dạ dày hoặc gia tăng Cholesterol có ở trong máu.
Những lưu ý khi chế biến và sử dụng đùi cừu có xương
Những món ăn từ thịt cừu có độ béo vừa phải, dù là món hầm hay áp chảo đều cho hương vị đậm đà, nên dùng bếp than hoa và cách thông dụng nhất để khử mùi hôi của thịt cừu là bỏ một củ tỏi cắt đôi vào lò khi nướng.
Trà là thực phẩm Cấm Kị không dùng chung với Thịt Cừu
Trà là khắc tinh của thịt cừu. Lý do khiến hai loại thực phẩm này không nên kết hợp với nhau vì : Thịt cừu giàu protein trong khi trà chứa axit tannic. Khi ăn thịt cừu và uống trà sẽ làm quá trình sản sinh protein axit tannic, giảm độ ẩm phân, dễ sinh táo bón.
Đánh giá
Chưa có đánh giá